Sự đột phá đầy sự sáng tạo đã thôi thúc các kiến trúc sư tạo ra các công trình kiến trúc độc, lạ, thách thức mọi quy luật của khoa học, khiến ai cũng phải bất ngờ và ngã ngửa.
Top 10 công trình kiến trúc được chú ý nhất thế giới
Bên trong công trình kiến trúc Casa Batlló Stairs & Atrium | Kengo Kuma & Associates

Dự án đầu tiên trong danh sách không phải là một công trình kiến trúc xây mới mà là một sự bổ sung cho toà nhà Casa Batlló nổi tiếng của KTS Antoni Gaudí. Việc làm mới lại một cầu thang thoát hiểm hiện có, dường như là một thách thức rất khó giải quyết bằng cách tạo ra cuộc đối thoại giữa sự phát triển theo chiều dọc với sân trung tâm.
Với ý tưởng tạo ra không gian mềm mại, huyền ảo, nhẹ nhàng, các KTS đã sử dụng hệ thống rèm nhôm, giống như hình ảnh lưới đánh cá, giúp tạo ra các hiệu ứng như phản chiếu, ánh sáng gián tiếp mờ, bóng đổ,…
Công trình kiến trúc Bảo tàng Depot Boijmans Van Beuningen | MVRDV

Bảo tàng với hơn 151.000 tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới. Bên ngoài được bao phủ toàn bộ bởi các tấm gương, phản chiếu lại cảnh quan xung quanh, hoà nhập, tương tác, là một tiện ích công cộng và mời gọi du khách thăm quan. Chúng ẩn hiện bất ngờ, đơn giản mà thú vị và là một bức tranh chuyển động từng phút giây.

Công trình kiến trúc không gian nghệ thuật tràn ngập ánh sáng | Sou Fujimoto


Công trình kiến trúc House of Hungary Music là một “ngôi nhà lý tưởng dành cho âm nhạc” ở công viên Thành phố Budapest. Dự án này là một phần của kế hoạch tái phát triển Liget Budapest và là nơi kỷ niệm, tôn vinh những người đóng góp cho âm nhạc Hungary. Mái nhà với gần 100 khoảng rỗng, tràn ngập ánh sáng như đi trong khu rừng.
Với các phòng hòa nhạc, không gian triển lãm và sân khấu ngoài trời, công trình kiến trúc được thiết lập để trở thành trung tâm của nền âm nhạc Hungary đồng thời nêu bật lịch sử và di sản quan trọng của đất nước, đồng thời đưa âm nhạc của đất nước đến gần hơn với khán giả trẻ.
Trung tâm khí tượng tại Greenland | Dorte Mandrup Arkitekter

Công trình kiến trúc này nằm cách Vòng Bắc Cực 150 dặm, thị trấn ven biển Ilulissat được mô tả là “một nơi lý tưởng để theo dõi biến đổi khí hậu”. Trung tâm Icefjord Ilulissat của Dorte Mandrup là nơi nghiên cứu, tổ chức các buổi hội thảo về vấn đề khí hậu.
Du khách còn đến để quan sát các tảng băng trôi dạt. Hình dạng xoắn và mái dốc của tòa nhà giúp giảm thiểu sự tích tụ của tuyết, có hệ thống sân thượng, chúng mảnh mai như những dãy núi và ăn nhập vào cảnh quan nơi đây.
Công trình kiến trúc Trung tâm Infinitus Plaza | Zaha Hadid Architects


Công trình kiến trúc Infinitus Plaza là một khu phức hợp, 2 khối kết hợp với sân trung tâm tạo ra biểu tượng vô cực, đồng thời thể hiện văn hóa của công ty – sự phát triển không ngừng. Các KTS đã tạo ra hai tòa nhà khác biệt nhưng có tính kết nối. Cả hai đều được bao phủ bằng các tấm nhôm có lỗ hở, để lấy được ánh sáng tự nhiên.
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa của Quảng Châu, Infinitus Plaza đã đạt chứng nhận LEED Gold và 3 Sao, tương đương của Chứng nhận Công trình Xanh của Trung Quốc với lượng khí thải carbon trong vòng đời là 15,3% carbon và 84,7% lượng khí thải carbon trong quá trình hoạt động.
Việc tối ưu hóa cấu trúc đã làm giảm lượng bê tông và có hơn 25 tấn vật liệu tái chế đã được sử dụng, chủ yếu là thép, đồng, thủy tinh, hợp kim nhôm, sản phẩm thạch cao và gỗ.
Hòn đảo nhỏ nhắn tại New York | Heatherwick Studio + MNLA

Công trình kiến trúc được thiết kế như một nơi trú ẩn cho con người và động vật hoang dã, nó là một ốc đảo xanh, nổi trên mặt nước bởi hệ thống chậu cây khổng lồ và nằm cách khu Lower West Side của Manhattan chỉ một đoạn đi bộ ngắn. Thay vì thiết kế một công viên ven sông Hudson, nhóm thiết kế coi đây là một cơ hội để suy nghĩ lại xem một bến tàu có thể biến hoá ra sao.
Điểm khởi đầu không phải là một cấu trúc mà là suy nghĩ về trải nghiệm dành cho du khách: cảm giác phấn khích khi ở trên mặt nước, cảm giác rời xa thành phố và đắm mình trong cây xanh – lấy cảm hứng từ Công viên Trung tâm, nơi bạn có thể quên rằng mình đang ở giữa thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ.

Đài quan sát khổng lồ Marsk Tower | BIG


Marsk Tower cung cấp tầm nhìn tuyệt đẹp ra Khu bảo tồn biển Quốc gia Wadden tại Đan Mạch. Lấy ý tưởng từ cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA, hệ thống cầu thang xoay quanh trục trung tâm. Sử dụng vật liệu thép Corten giúp công trình chống chọi với thời tiết và giảm ngân sách tu sửa. Chúng vừa là một đài quan sát, vừa là một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ.
Nhà hát tại Quảng Châu | Steven Chilton Architects


Nếu bạn đang tìm kiếm những màu sắc táo bạo trong năm 2021 thì công trình kiến trúc Nhà hát lớn Sunac tại Quảng Châu là một ví dụ điển hình. Quảng Châu là nơi khai sinh ra Con đường Tơ lụa trên Biển, nó là quê hương và nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ về văn hóa Trung Quốc trong hàng nghìn năm.
Ngoài công năng, công trình kiến trúc này còn truyền tải lịch sử, cảm xúc và năng lượng sáng tạo của thành phố thông qua một tòa nhà với sứ mệnh nuôi dưỡng văn hoá cho các thế hệ tương lai.
Biểu tượng về tính bền vững tại Expo 2020 Dubai | Grimshaw Architects

Một sự kiện Kiến trúc nổi bật năm 2021, một năm nhiều biến động là triển lãm Dubai Expo 2020. Sau khi sự kiện bị hoãn lại do đại dịch COVID-19, các nhà thiết kế, nghệ sĩ và kiến trúc sư đã cùng nhau tham gia vào năm 2021 để tạo ra những gian hàng đáng kinh ngạc. Một trong những thiết kế táo bạo nhất tại sự kiện này là Gian hàng bền vững – Terra, The Sustainable Pavilion.
Khác với một số hạng mục, công trình này được lên kế hoạch để sử dụng lâu dài sau khi triển lãm kết thúc. Ở trung tâm là một “cây năng lượng” khổng lồ được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời và được làm từ 97% thép tái chế. Xung quanh là những cây nhỏ hơn, tất cả góp phần làm cho gian hàng có thể hoạt động hoàn toàn từ năng lượng sạch.
Thư viện Wormhole | MAD

Dẫn đầu bởi KTS Ma Yansong, công trình kiến trúc với khung cảnh thơ mộng nhìn ra Biển Đông. Tòa nhà với đa chức năng có hình dạng “lỗ rỗng” và được đúc bằng bê tông, sử dụng cả mô hình in 3D và máy CNC, đảm bảo độ chính xác và liền mạch.
Trên thực tế, các bức tường kết cấu bê tông cong kết nối trần nhà và mặt đất. Các lỗ rỗng có kích thước khác nhau cho phép không gian thông thoáng, biến hoá và ánh sáng tự nhiên tràn ngập. Khoảng không gian của hành lang bên ngoài cung cấp bóng mát cho những người qua đường.
Hệ thống MEP được thiết kế ẩn trong kết cấu để tạo ra sự nhất quán. Hướng chịu nắng gắt được đúc hẫng để có nhiệt độ dễ chịu, tạo ra một tòa nhà bền vững và tiết kiệm năng lượng. Cuối cùng, cửa trượt và vách kính có thể kéo ra, thu vào không chỉ cung cấp tầm nhìn ra biển mà còn tăng cường luồng không khí và thông gió tổng thể.
Theo: My modern met